Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Nữ Nghệ sĩ Lệ Thủy mang "cần câu" cho người khuyết tật

Trưa 25-9, Nữ nghệ sĩ Ca cổ, Cải lương Lệ Thủy đã đến thăm các học viên Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM. Bà tâm sự rằng: người nghệ sĩ ngoài sàn diễn cần hướng đến công việc cộng đồng.

>> Nguồn: https://cailuongtheatre.vn/nghe-si/tieu-su-nghe-si-le-thuy-2/
NSND Lệ Thủy mang cần câu cho người khuyết tật - Ảnh 1.
Mỗi năm vào mùa Trung thu, NSND Lệ Thủy cùng bạn bè trong nhóm hoạt động thiện nguyện đến các địa chỉ quen thuộc như Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM, Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ Người già Thạnh Lộc, Trung tâm Nhân đạo Quê hương, Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định… để giúp đỡ với những hoàn cảnh khó khăn. 
Năm nay, bà đến với nơi dạy nghề cho trẻ mồ côi, người khuyết tật. "Tôi nhớ mãi hình ảnh chị Kim Cương đã từng khánh thành lớp học vi tính mang tên NSND Bảy Nam ngay trong trung tâm dạy nghề này. Tấm gương sáng của má Bảy Nam đã khiến người nghệ sĩ thế hệ chúng tôi phải suy nghĩ. Mình được hưởng quá nhiều lộc Tổ, phải góp phần làm thêm công việc thiện nguyện để giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi có thể hội nhập đời sống cộng đồng"
NSND Lệ Thủy mang cần câu cho người khuyết tật - Ảnh 2.
Bà cho biết ý nghĩa của đợt tiếp sức đến các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người khuyết tật nhằm mục đích nhân ái.
"Chúng ta đều biết giúp người hoạn nạn thì giúp cần câu để họ có thể câu cá, tự nuôi thân chứ không nên giúp con cá. Trao quà từ thiện trong cuộc sống hôm nay nhiều khi những món quà không thiết thực, họ chẳng làm được điều gì để lo cho ngày mai, khi mà thực phẩm đó không thể để dành mãi. Tại trung tâm dạy nghề, nhìn các học viên được dạy nghề may, thiêu, đính hạt, chế tác bình hoa cườm, làm tranh ghép gỗ, học vi tính, thợ hàn, thợ tiện và học ngoại ngữ, tôi vui mừng hạnh phúc vô cùng" - NSND Lệ Thủy chia sẻ.
NSND Lệ Thủy mang cần câu cho người khuyết tật - Ảnh 4.
Nữ nghệ sĩ cho biết trong năm nay, hành trình của bà vẫn còn 10 chuyến đi thiện nguyện ở các tỉnh ĐBSCL, đem quà và thực phẩm, thuốc; đồng thời cần nhất vẫn là quần áo, tập, bút, viết, những vật dụng dành cho việc học nghề. "Tôi cũng liên kết một số doanh nghiệp là bạn bè thân hữu nhờ họ giúp đỡ trong việc nhận các học viên sau quá trình đào tạo được nhận vào làm việc, góp phần với trung tâm tạo đầu ra cho các em"

>> XEM THÊM: 

Nghệ sĩ Lệ Thuỷ: Dù là người có địa vị xã hội thì về nhà nên thấp hơn chồng một chút

"Dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút thì gia đình mới êm ấm", Nghệ sĩ Lệ Thuỷ chia sẻ

>> Nguồn: https://cailuongtheatre.vn/nghe-si/tieu-su-nghe-si-le-thuy-2/

Năm 1973, Lệ Thủy lên xe hoa với một chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình. Hơn 40 năm chồng vợ, có với nhau 3 người con thành đạt, họ vẫn giữ một mái ấm gia đình lý tưởng trong mắt của mọi người
Để giữ được cho mái ấm vững vàng, vượt qua mọi giông tố là điều không hề dễ dàng.
Chia sẻ cùng khán giả, Nữ nghệ sĩ cho rằng, nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất dễ gẫy đổ, bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà còn bởi đặc thù nghề nghiệp buộc họ phải đi sớm về khuya, khó dành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho gia đình.
NSND Lệ Thuỷ: Phụ nữ có địa vị xã hội thế nào đi nữa, về nhà nên thấp hơn chồng một chút - Ảnh 5.
NSND Lệ Thuỷ vẫn vô cùng đẹp ở tuổi 71.
Có lẽ do hoàn cảnh gia đình nên từ nhỏ Lệ Thuỷ đã sớm suy nghĩ chín chắn. Từ khi hiểu chuyện, Lệ Thuỷ đã nghĩ: mình là nghệ sĩ, chồng cũng là nghệ sĩ, hai vợ chồng cùng theo đuổi nghề hát thì ai lo dạy dỗ con cái. Thế nên nữ nghệ sĩ xác định mình phải lập gia đình với người ngoài nghề, để khi mình đi hát thì chồng thay mình chăm sóc cho con.
Bà cũng ý thức được rằng, hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến bà phải nghỉ học từ nhỏ nên về trình độ học vấn không cao. Bởi vậy, chồng phải là người có trình độ học vấn cao, để sau này còn giúp mình dạy dỗ con cái.
Đó là lý do Lệ Thuỷ "đổ" anh chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình, dù lúc đó tên tuổi của Lệ Thuỷ vang danh khắp nước, người ái mộ xếp hàng dài chờ đưa đón, trong đó có rất nhiều người giàu có.
Gia đình nhỏ của NS Lệ Thủy
Chia sẻ về bí quyết giữ gìn mái ấm gia đình, NSND Lệ Thuỷ nói: "Tôi tự đặt ra nguyên tắc cho mình. Lúc chưa có con, có những khi đi 2, 3 tháng mới về, ra tận miền Trung nhưng khi lập gia đình rồi, tôi gắng thu xếp công việc để dành thời gian cho gia đình.
Chẳng hạn, khi ký với đoàn, tôi ra điều kiện cho mình nghỉ ngày chủ nhật ở nhà với chồng con. Sau năm 1975 đoàn ít đi diễn xa hơn, chủ yếu là ở quanh gần thành phố nên bận rộn thế nào, cứ 6h chiều là cả nhà ăn cơm cùng nhau.
Nếu chiều bận thì bữa sáng phải quây quần. Vì bữa cơm là lúc vợ chồng, cha con, mẹ con nói chuyện, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Và từ xưa đến giờ, cứ đêm 30 và ngày mùng 1 Tết, tôi không bao giờ nhận show. Có trả tiền nhiều thế nào, tôi cũng không đi hát".
Bà nói thêm: "Điều quan trọng nhất, theo tôi, dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút.
Tôi không biết người khác thế nào, riêng tôi nghĩ, đã là vợ thì phải biết nội trợ, nấu ăn cho chồng con, dù không ngon cũng nên biết. Và đừng bao giờ nghe người ngoài bàn ra tán vào mà về có những cư xử không đúng mực với chồng thì gia đình nào cũng hạnh phúc".

>> XEM THÊM:

‘Cô đào ngoại hạng’ Lệ Thủy giờ ra sao?

Có sức hút khó ai bì nhưng vài năm gần đây hiếm thấy nghệ sĩ Lệ Thủy xuất hiện trên sân khấu. Cuộc sống và hoạt động nghệ thuật của bà hiện nay ra sao?

‘Cô đào ngoại hạng’ Lệ Thủy bây giờ - ảnh 1
Nghệ sĩ Lệ Thủy và Minh Cảnh tại buổi tiệc chúc mừng nghệ sĩ Minh Cảnh trở về nước vào tháng 6-2018.

>> Có thể bạn chưa biết: Nghệ sĩ Lệ Thủy là ai?

Mang tiếng hát về miền quê phục vụ bà con

Nghệ sĩ Lệ Thủy đã không còn sống ở ngôi nhà của mình trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.HCM vốn quen thuộc với nhiều khán giả. Từ nhiều năm qua bà chuyển về sống ở quận 7, gần nhà của nghệ sĩ Phương Quang. Bà nói vui: “Con tôi với con anh Phương Quang học cùng một lớp. Nhà tôi với nhà anh Phương Quang thường cáp đôi hai đứa với nhau. Bởi vậy tôi hay gọi vui anh Phương Quang là anh sui”.

Khi nghe câu hỏi có còn đi hát hay không, nghệ sĩ Lệ Thủy cười sảng khoái: “Trời ơi, đi hát sao không. Nếu tôi muốn một tháng 30 ngày cũng có đủ show cho tôi hát. Nhưng mình lớn tuổi, sức khỏe yếu rồi nên tháng tôi đi hát khoảng 20 ngày. Khán giả ở thành phố không thấy tôi xuất hiện chứ tôi vẫn đi hát thường xuyên ở các tỉnh, vùng sâu vùng xa”.
Lệ Thủy chia sẻ: cả đời bà gần như dành cho việc lưu diễn. Hồi trẻ, cuộc sống còn khó khăn, bà lưu diễn bằng xe từ tỉnh này qua tỉnh khác, đến địa phương thì đi bằng ghe xuồng nhỏ, băng đồng, lội ruộng, đốt đuốc lá dừa lội vô những nơi heo hút mà diễn. Lúc đó hiếm có khách sạn, nhà nghỉ, ăn ngủ nếu không nhờ được nhà dân thì cũng ngủ đình, ngủ chợ cùng mọi người trong đoàn. Những năm 1990-2000, kinh tế phát triển, đường sá thuận lợi hơn, bà thường đi hát tỉnh rồi về ngay trong đêm nếu hát ở miền Tây.
‘Cô đào ngoại hạng’ Lệ Thủy bây giờ - ảnh 2
Lệ Thủy thời trẻ
Vài năm gần đây, khi tuổi ngày càng cao, nghệ sĩ Lệ Thủy nói mình đi hát ở tỉnh và không còn về ngay trong đêm nữa.
Bà kể: “Giờ một lần tôi đi 2-3 ngày hoặc 3-4 ngày, diễn một lần là 3-4 điểm cách nhau từ vài chục đến dưới 100 cây số. Mà đâu phải mình đi diễn ở những chỗ trung tâm không đâu. Tôi diễn ở những chỗ sâu, xa thiệt xa. Hết đường lớn cái mình xuống xe đi xe ôm vô, có người chạy xe Honda ra đón mình hoặc có khi đi bộ vô. Tôi coi vậy mà đi bộ dữ lắm nghe. Bây giờ tôi chỉ sợ leo lầu là đau nhức chân cẳng, mình mẩy thôi chứ cứ đi bộ ngang ngang là tôi đi phăng phăng, ở đâu cũng đi tới. Diễn xong tôi ra thị trấn gần đó ngủ lại chứ về trong đêm thì không nổi nữa rồi. Cứ ban đêm mình diễn, ban ngày đi vòng vòng chơi, ra chợ ăn hàng, coi cái này cái kia, mua cái này cái nọ. Tối cái mình hát tiếp. Hát một vài ngày xong mình về. Về nghỉ vài bữa rồi lại đi”
Nghệ sĩ Lệ Thủy nói rằng đi hát như vậy cực lắm nhưng không đi hát thì bà mệt hơn nên bà vẫn vui vẻ, vẫn đi hát thường xuyên, vừa được gặp khán giả ái mộ vừa kiếm được tiền.

"Ở thành phố chỗ đâu mà hát nữa"
Khi Lệ Thủy nghe câu hỏi: Còn đắt show như vậy sao không hát ở thành phố, bà nói vui nhưng rất thật: “Ở thành phố chỗ đâu mà hát, cải lương có còn gì đâu mà hát”. 
Bây giờ bà đi hát xa chủ yếu giao lưu với khán giả, gặp gỡ khán giả nhiều hơn hát. Vì khán giả họ khao khát gặp mặt nghệ sĩ như bà, được nghe nghệ sĩ nói chuyện còn nhiều hơn là nghe nghệ sĩ hát vì họ yêu mến bà, yêu mến nghệ sĩ. Bà trân trọng những tình cảm đó nên dù xa xôi, cực khổ thế nào cũng ráng lặn lội đi để gặp gỡ khán giả của mình, hát cho họ nghe.

Lệ Thủy nói: “Đi tỉnh giờ tôi hát cũng ít, gặp bà con, giao lưu, trò chuyện với bà con là nhiều vì bà con muốn vậy. Còn nếu hát ở thành phố, tôi muốn mình được hát nguyên tuồng, hát chuyên nghiệp, vì tuổi này rồi, một lần hát, một lần xuất hiện phải cho nó đàng hoàng, cho coi được. Giờ ở thành phố làm gì có ai đầu tư cải lương nguyên tuồng hát hoài. Lâu lâu có mấy anh chị em đứng ra tập hợp mọi người hát một lần rồi thôi, có hát lâu hơn cũng không có người coi. Khán giả không thấy tôi hát ở thành phố là vì vậy”.
Khi được hỏi vì sao bà không xuất hiện trong một số chương trình truyền hình làm giám khảo như nhiều nghệ sĩ cải lương cùng thời với mình, bà nói: “Tôi bị đau lưng, cứ ngồi lâu một chút là phải vặn mình, sửa người, phải dựa. Mà quay truyền hình thì mình phải ngồi hoài, chẳng lẽ đang quay, đang nhận xét thí sinh mà mình cứ nhúc nhích, cục cựa. Vậy rồi khán giả người ta không biết, tôi sợ người ta nói bà Lệ Thủy già mà còn lanh chanh, cứ nhoi nhoi, không ngồi im ngay ngắn đàng hoàng chứ không có gì”.
Nhiều khán giả thắc mắc vì sao Lệ Thủy không sử dụng mạng xã hội như Facebook để gần khán giả nhiều hơn, bà khá trầm tư: “Tôi lớn tuổi rồi, đi hát không thể như thời trẻ được nữa. Đi hát là để được gặp gỡ khán giả, để khán giả có dịp gặp gỡ mình như họ mong muốn. Có nhiều người họ không hiểu như vậy, họ lên mạng nói này nói khác tôi nghe được rất buồn. Vậy nên tôi không thích những gì trên mạng, không thích có Facebook. Mà nói vậy thôi, tôi già rồi, chuyện gì đã qua là cho qua. Tôi bây giờ chỉ mong những ngày tháng sống nhẹ nhàng, vui vẻ cùng khán giả và anh chị em đồng nghiệp là tôi hài lòng, thấy vui”.

>> XEM THÊM:
Cuộc đời và sự nghiệp của Nghệ sĩ Lệ Thủy

Cuộc đời và sự nghiệp của Nghệ sĩ Lệ Thủy

- Bà tên thật là Dương Thị Lệ Thủy, về sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy
- Sinh ngày 20 tháng 05 năm 1948 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình bà có 8 chị em, trong đó bà là chị cả.
Do gia cảnh khó khăn, bà theo gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh. Năm 10 tuổi, nghệ sĩ nghiệp dư là Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe bà ca vọng cổ, đã mời bà tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Sau đó, Lệ Thủy được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó các em của Lệ Thủy liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ phía. Không tiếp tục đến trường được do không có khai sinh, Lệ Thủy đã phải làm việc sớm để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo gánh Trâm Vàng (Biên Hòa, Đồng Nai)
13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng, 14 tuổi, Lệ Thủy đóng các vai đào nhì. Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi, ông viết nhiều kịch bản đưa Lệ Thủy vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính .
Sau những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở “Bẽ bàng duyên mới” của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.

Sau đó, Lệ Thủy hát ở đoàn Kim Chung 5, tại đây Lệ Thủy đóng cặp với Minh Phụng tạo thành cặp đào – kép ăn ý, được báo chí thời đó phong tặng là cặp “Bão biển” vì mang lại doanh thu cao cho đoàn qua các vở Xin một lần yêu nhau, Đêm lạnh chùa hoang, Kiếp nào có yêu nhau…
Năm 1975, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công Thành phố Hồ Chí Minh qua các vở diễn Cây sầu riêng trổ bôngTiếng sóng Rạch GầmKhi bình minh trở lại
Tháng 2 năm 1984, Lệ Thủy được vinh dự tham gia Đoàn nghệ sĩ lưu diễn Tây Âu cùng với nghệ sĩ Bạch Tuyết, Diệp Lang, Ngọc Giàu, Minh Vương… với các vở diễn Đời cô LựuCâu thơ yên ngựa… Báo chí thời đó gọi là “đem chuông đi đánh xứ người” đầu tiên sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Sau chuyến đi về, các nghệ sĩ trong đoàn đã hợp lại và thành lập nên Đoàn nghệ thuật 2-84. Vở Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu là hai vở tuồng khai trương cho đoàn 2-84. Ở sân khấu này, Lệ Thủy đã diễn các vở tuồng Tô Ánh NguyệtÁo cưới trước cổng chùaTrắng hoa maiKiếp chồng chungLôi vũ
Những năm đầu 1990 Lệ Thủy chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực video cải lương. Một số vở cải lương từng gắn với tên tuổi nghệ sĩ Lệ Thủy khi hát ở đoàn Kim Chung 5 trước năm 1975 cũng được quay video như Đêm lạnh chùa hoangTây ThiMáu nhuộm sân chùaKiếp nào có yêu nhauBăng Tuyền nữ chúa,…. Sau thập niên 1990, nghệ sĩ Lệ Thủy đi lưu diễn thường xuyên ở các tỉnh miền Tây, các vùng sâu, đem tiếng hát của mình gần hơn với khán giả nông thôn.
 “Cô đào ngoại hạng” của sân khấu cải lương
Sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Bà cùng Diệp Lang và Minh Vương thành lập chương trình Những dấu ấn không phai trực thuộc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang quy tụ các nghệ sĩ tham gia biểu diễn các vở tuồng kinh điển ngày xưa. Các vở diễn của chương trình như Giấc mộng đêm xuânTình mẫu tửMột ngày làm vuaĐêm giao thừa… Năm 2008, chương trình được hoạt động với tên gọi là nhóm xã hội hóa “Sân khấu vàng” trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang nhằm tập hợp các nghệ sĩ tham gia biểu diễn đồng thời doanh thu từ chương trình dành vào cho hoạt động xây tặng nhà tình thương. Đến nay, “Sân khấu vàng” do Lệ Thủy và Minh Vương thành lập đã dựng các vở diễn như Sông dàiLá sầu riêngMột ông hai bàĐêm lạnh chùa hoang… và đã trao tặng hơn 30 căn nhà tình thương cho các gia đình khó khăn.

Hiện tại, Lệ Thủy vẫn cộng tác thường xuyên với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang trong các chương trình biểu diễn phục vụ công chúng và tham gia đi show ở các tỉnh thành.
Các nam nữ nghệ sĩ mà Lệ Thủy đã hát, diễn chung: Minh Vương, Minh Phụng, Út Bạch Lan, Thanh Tuấn, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Sang, Bảo Quốc, Thanh Ngân, Phượng Hằng, Trọng Hữu, Minh Cảnh, Tấn Tài, Huyền Trang, Phi Nhung, Diệp Lang, Thanh Kim Huệ, Ngọc Giàu, Trọng Phúc, Mỹ Châu,…
Danh hiệu, giải thưởng
  • Giải Thanh Tâm (năm 1964) cùng với Thanh Sang, Lệ Thủy cũng là nữ nghệ sĩ trẻ nhất đoạt giải này sau 10 lần tổ chức.
  • Giải Kim Khánh (1974)
  • Giải A1 Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (1980).
  • Nghệ sĩ được yêu thích nhất năm 1989, hạng nhất với 4565 phiếu bầu chọn của độc giả báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất năm 1990, hạng 2 (sau Minh Vương) do báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Nghệ sĩ được yêu thích nhất năm 1990, hạng 4 với 2664 phiếu bầu chọn của độc giả báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Giải Đôi nam – nữ diễn viên cải lương được yêu thích nhất năm 1992 (cùng Minh Vương), với 7993 phiếu bầu chọn do báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Nghệ sĩ đóng Video cải lương được yêu thích nhất năm 1992, hạng nhì trong top 10 (xếp sau Vũ Linh) với 4286 phiếu bầu chọn của đọc giả báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đợt 3 năm 1993.
  • Kỷ lục Guinness Việt Nam 2008 cho Đôi bạn diễn lâu năm và ưng ý nhất (cùng Minh Vương).
  • Giải Mai vàng cho hạng mục Nữ diễn viên cải lương được yêu thích nhất do báo Người lao động tổ chức năm 2008 và 2009
  • Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt 7 năm 2012.
  • Giải thưởng truyền hình HTV Awards 2013 cho Nữ nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất.